Đăng lúc 09:56:25 ngày 06/07/2020 | Lượt xem 1113 | Cỡ chữ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang, từ vải thông thường đến khẩu trang y tế, khẩu trang than hoạt tính rồi đến cả những loại khẩu trang chuyên dụng.
Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang phẫu thuật tuy mỏng nhưng thường được làm bằng 3 lớp, lớp gồm 2 - 3 lớp vải không dệt và tiệt trùng kỹ càng. Loại khẩu trang này thường có các nếp gấp và một thanh nhựa giúp khẩu trang ôm khít vào mặt người đeo. Khẩu trang y tế có thể ngăn được hầu hết các giọt bắn nên có thể giúp chúng ta phòng ngừa được nhiều bệnh lây truyền qua giọt nhỏ nhưng không ngăn được lây truyền qua không khí.
Dùng thế nào cho đúng?
Do đặc tính và khả năng phòng bệnh của từng loại khẩu trang khác nhau, nên việc sử dụng khẩu trang trong phòng bệnh cũng phải phù hợp
Khẩu trang y tế giúp bảo vệ người lành, ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua giọt nhỏ nhưng không ngăn được các bệnh lây truyền qua không khí. Khẩu trang y tế được khuyến cáo cho mọi người đeo khi vào các phòng chờ trong bệnh viện, khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân trong thời gian không quá lâu.
Cần hết sức lưu ý khi đeo phải cho cạnh có thanh nhựa lên phía trên sống mũi. Dùng tay bóp thanh chì ôm khít vào sống mũi, sau đó bạn kéo các nếp khẩu trang cho ôm kín miệng và cằm. Nên nhớ là khẩu trang này làm bằng vải không dệt nên chỉ dùng được một lần, nếu giặt đi dùng lại thì các sợi vải bị xô lệch nên chúng sẽ không còn tác dụng phòng bệnh.
Sử dụng khẩu trang đúng cách
Bệnh nhân khi đeo khẩu trang phẫu thuật có thể hạn chế phát tán giọt nhỏ khi nói chuyện, ho nhẹ, làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Nhưng nếu bệnh nhân hắt hơi hoặc ho mạnh, luồng không khí mạnh từ mũi, miệng bệnh nhân thoát ra mạnh có thể khiến khẩu trang không bám sát mặt bệnh nhân và tạo lối thoát cho các giọt bắn ra ngoài.
Điều hết sức lưu ý khi dùng khẩu trang là mặt ngoài khẩu trang là nơi bị vấy bẩn bởi các giọt bắn, giọt nhỏ nên không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang. Không lột khẩu trang bỏ túi rồi đeo lại vì có thể làm vấy bẩn túi áo, túi quần hoặc đeo lộn mặt bẩn về phía mũi miệng người đeo.
Phòng ngừa bệnh qua đường hô hấp
Khẩu trang y tế chỉ dùng một lần, không giặt dùng lại. Cũng nên nhớ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc chất sát khuẩn để tránh lây truyền bệnh qua bàn tay bị vấy bẩn.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM: Khẩu trang được xem là dụng cụ phòng hộ cá nhân, có thể phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nhất là trong mùa lạnh như hiện nay.
Đeo khẩu trang ngoài việc giúp che nắng, che bụi, giảm được mùi khói xe… còn có 2 mục đích quan trọng là ngăn chặn mầm bệnh từ người bệnh không phát tán ra bên ngoài và nhằm bảo vệ chính bản thân người mang khẩu trang tránh phải một số bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp.
Bác sĩ Mẫn cho biết, giọt bắn là giọt nhỏ li ti, có kích thước lớn hơn 5 micromet, phát sinh qua đường hô hấp khi nói, ho, hắt hơi… Các giọt này có kích thước lớn, tốc độ bắn ra khá nhanh và không lơ lửng trong không khí, có thể rơi, bám vào bề mặt xung quanh, nên có khả năng văng vào mắt hoặc mũi người không mang khẩu trang hoặc không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Các giọt này có phạm vi ảnh hưởng trong khoảng cách chừng 1 m nên những trường hợp tiếp xúc gần dễ bị lây bệnh. Ngoài ra, việc tiếp xúc qua trung gian bàn tay với vùng vi khuẩn gây bệnh cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh khi sơ ý dùng tay tiếp xúc trở lại với mũi, miệng.
Bệnh cúm, các dịch bệnh cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, nCoV… là những bệnh lây theo đường giọt bắn. Việc đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp ngăn ngừa, phòng tránh sự lây truyền bệnh hiệu quả. Bản thân bệnh nhân cũng cần mang khẩu trang để mầm bệnh không phát ra ngoài.
Việc đeo khẩu trang cũng giúp ngăn ngừa những bệnh lây qua đường không khí như bệnh lao. Các giọt không khí cũng xuất phát từ đường hô hấp, nhỏ dưới 5 micromet, nhẹ, có thể lơ lửng trong không khí và dễ phát tán trong vòng vài chục mét. Với bệnh lao, mặc dù mật độ vi trùng lao bị pha loãng ra trong không khí nhưng vẫn khả năng lây lan cao, một số người có sức đề kháng yếu hoặc bị suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm vi trùng gây bệnh.
Đối với những mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan cao qua không khí, hoặc những người làm việc ở những môi trường, khu vực có khả năng lan truyền các bệnh truyền nhiễm cao, cần đeo những loại khẩu trang y tế chuyên dụng, có độ an toàn, có khả năng bảo vệ cao để tăng khả năng phòng bệnh.
Cần mang khẩu trang vừa vặn, không quá chật cũng không quá rộng, nên che kín cả miệng và mũi. Không nên đeo khẩu trang để che miệng rồi che trên mũi hoặc thi thoảng kéo xuống cằm để cười nói.
Dùng khẩu trang, chung tay cùng cộng đồng chống dịch bệnh
Đeo khẩu trang như nào mới đúng cách?
Một chiếc khẩu trang bình thường đã giúp ngăn chặn được hàng ngàn hạt bụi bặm lớn nhỏ chui qua. Nó còn ngăn chặn và giảm được mùi khói, xăng xe ở ngoài đường nữa.
Nếu là loại khẩu trang y tế tuy rất mỏng, nhưng đã tiệt trùng kỹ lưỡng thì ngoài tác dụng chống nắng, nó còn ngăn chặn được những chú vi khuẩn, chất độc nhỏ li ti có trong không khí nữa đấy…Nói chung “chịu khó” đeo khẩu trang chỉ tốt cho sức khỏe chúng mình thui bạn ạ. Giúp bạn tránh được những bệnh về hô hấp, về da do vi khuẩn gây nên.
Công dụng của khẩu trang hữu ích với sức khỏe tụi mình là thế nhưng nếu đeo khẩu trang không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho lũ vi khuẩn ẩn náu hoặc lan rộng thêm. Vì thế, bạn hãy chú ý những điểm sau đây để đeo khẩu trang đúng cách nhé!
Đối với khẩu trang y tế
- Nếu bạn ngày nào cũng rong ruổi ở đường thì bạn nên sử dụng khẩu trang y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân, Loại khẩu trang y tế tuy mỏng nhưng đã được tiệt trùng kỹ càng và bạn dễ dàng tìm mua được tại các nhà thuốc tư nhân hoặc nhà thuốc bệnh viện.
- Để đeo khẩu trang y tế đúng cách, bạn cần chú ý tới độ kín của khẩu trang. Lưu ý đặt mép có thanh nhựa lên phía trên sống mũi. Dùng tay bóp thanhnhựa sao cho ôm khít vào sống mũi. Sau đó, bạn cần rà soát lại tất tần tật 4 mép của khẩu xem đã kín cả miệng và cằm chưa nhé.
- Do khẩu trang y tế có 2 mặt gần giống nhau nên khi đeo bạn rất dễ bị nhầm lẫn, vì thế nên kiểm tra xem có bị đeo mặt trái quay ra ngoài không. Nếu dùng loại khẩu trang có dây cột, bạn cần siết chặt vừa đủ để tạo độ khít. Tránh thắt dây mang máng hoặc lỏng lẻo nhé, vì như thế chẳng khác gì bạn đeo mà đeo khẩu trang cả.
- Khi thanh lý những chiếc khẩu trang y tế, bạn không được vứt bừa bãi mà phải cho vào thùng rác để tránh vi khuẩn có cơ hội phát tán.
Cách lựa chọn khẩu trang y tế
- Các bạn nên chọn khẩu trang y tế vừa với khuôn mặt của mình, khi mang cảm giác thỏa mái, dễ chịu
- Nên sử dụng khẩu trang y tế một lần rồi bỏ, không nên sử dụng nhiều lần sẽ ảnh hưỡng đến sức khỏe của bạn.
- Khẩu trang y tế có 2 mặt trong và ngoài, mặt ngoài thường đặm màu hơn mặt bên trong.
- Mang khẩu trang phía có gọng nhựa hướng lên trên muỗi và dùng tay bóp gọng nhựa ôm sát vào mặt.
Các tin mới hơn:
Các tin cũ hơn: